tác động nước ngọt đến sức khỏe

Sự Thật Nước Ngọt: 5 Cái Bẫy Chuột Ngọt Ngào

November 21, 202410 min read

Sự Thật Nước Ngọt: 5 Cái Bẫy Chuột Ngọt Ngào

Anh chị có biết rằng một chai nước ngọt có thể chứa bao nhiêu đường không? Hay anh chị nghĩ nước ngọt không đường 0 calo là bảo đảm an toàn?

Hiệp tin rằng anh chị sẽ có cái nhìn rất khác sau khi đọc hết bài viết này!

1. Nước Ngọt Có Ga: Một Lựa Chọn Hấp Dẫn Hay Nguy Hiểm?

Vị ngọt của nước ngọt có ga

Một trong những lý do chính khiến nước ngọt có gas trở thành lựa chọn yêu thích là hương vị ngọt ngào và độc đáo của nó.

Với nhiều loại hương vị khác nhau, từ cola, chanh, đến nước trái cây, nước ngọt có gas đáp ứng được sở thích của nhiều người. Ngoài ra, chính vị ngọt nó kích thích cảm giác thỏa mãn ở não và khổ nỗi, mọi hệ lụy nó không xảy ra ngay lập tức mà tích lũy từng ngày và phát bệnh sau một thời gian dài tích lũy.

Trong thời gian này, các cơ quan, hệ thống nội tiết, miễn dịch "gánh còng lưng" khiến anh chị tưởng là mọi thứ vẫn ổn.

Điều này cấu thành nên bất kỳ mọi thói quen tật xấu hay bệnh tật nào của chúng ta. Chúng ta biết nó hại không, biết chứ nhưng hệ lụy chỉ xảy ra sau một thời gian dài, trước mắt thì cứ sướng cái đã.

Nước giải khát nhiều hương vị

Vì nhiều hương vị đa dạng nên nó có thể kết hợp với nhiều món ăn khác nhau, từ đồ ăn nhanh như pizza và khoai tây chiên cho đến các món ăn truyền thống.

Nước ngọt có thể giúp giải khát tạm thời, kiểu cho đã cái miệng nhưng thực tế, tế bào vẫn thiếu nước. Một số nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ đồ uống có chứa muối, đường hoặc caffeine có thể khiến chúng ta khát nhiều hơn.

Cho nên trong mọi trường hợp, nước lọc luôn là chân lý.

Nước ngọt có ga - Lê Công Hiệp

2. Các nguy cơ của nước ngọt có ga

Nguy Cơ Béo Phì

Một trong những tác động tiêu cực rõ ràng nhất của nước ngọt có ga là nguy cơ béo phì. Dĩ nhiên rồi, lượng đường cao mà còn xuất hiện dưới dạng lỏng nên chẳng những không có cảm giác no mà còn khiến đường huyết tăng vọt.

Còn ai nghĩ rằng tôi uống nước ngọt không calo hay nước ngọt không có đường mà? Chưa đâu, phần hay còn ở phía sau, Hiệp sẽ giải thích cho.

Tiểu Đường

Theo một nghiên cứu, những người tiêu thụ nước ngọt hàng ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn 30% so với những người không tiêu thụ. Anh chị đừng thấy số 30% là nhỏ và nghĩ mình nằm trong 70% còn lại nha, đừng phó mặc kiểu như vậy ông bà gánh không nổi đâu!

Việc uống nước ngọt làm tăng mức đường huyết, insulin phải xuất hiện liên tục với liều lượng lớn, lâu dần dẫn đến sự phát triển của kháng insulin, một yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh tiểu đường.

Tim Mạch

Tim mạch ở đây bao gồm tăng huyết áp, cholesterol cao, xơ vữa mạch máu và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim. Hơn nữa, một chế độ ăn uống chứa nhiều đường cũng có thể dẫn đến tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể, một yếu tố nguy cơ khác gây ra bệnh tim.

Nguy cơ béo phì tim mạch tiểu đường type 2 - Lê Công Hiệp

3. Lý giải cơn nghiện và giải pháp cai nghiện nước ngọt có ga

Căn nguyên của cơn nghiện này từ phản ứng thỏa mãn của não với đồ ngọt, dù biết là không tốt nhưng mỗi lần dùng tự nhiên thấy sảng khoái thì cứ dùng thôi. Anh chị có để ý sau đó, anh chị sẽ đói và mệt hơn không?

Nếu anh chị nghiện đã lâu thì không nhận ra đâu chứ Hiệp và rất nhiều người Hiệp giúp cai nghiện giảm mỡ thì cảm nhận rất rõ sự khác biệt này. Cai nghiện xong dùng lại cảm thấy rất đuối rất mệt!

Nếu ai đọc tới đây thấy mình béo phì, dư mỡ mà:

  • Thử đủ cách, quyết tâm tỷ lần rồi mà vẫn không được

  • Cứ ăn luôn miệng, không hiểu sao không bỏ được

  • Kiêng cử sẽ xuống nhưng mới buông thả xíu lại lên

  • Quá bận rộn, hay tiếp khách, không có thời gian nấu nướng, tập tành...

  • Muốn giảm mỡ mà tiết kiệm, hạnh phúc và tận hưởng cuộc sống

Flex 2 trong số các case study giảm mỡ hạnh phúc của Hiệp:

Chị Yến đã từng tham gia một chương trình coaching ăn theo thực đơn, chị thây hơi phiền và mệt mỏi vì áp lực phải ăn đúng và đủ theo thực đơn khắt khe đó. Nhưng từ khi gặp Hiệp, chẳng những chị được giải thoát mà còn giảm mỡ rất nhẹ nhàng, vẫn được dùng bữa với gia đình - Case study chị Hải Yến giảm 5kg trong 1 tháng

Chị Hannah mém tham gia chương trình ăn đồ luộc ức gà đang thịnh hành tại Mỹ nhưng sau 49 ngày đồng hành cùng Hiệp, chị Hannah đã giảm được 8kg một cách nhẹ nhàng hạnh phúc, nhìn hình thấy chị trẻ hẳn ra chục tuổi. Duyên lành gặp Hiệp là do chị không chịu nổi việc ăn ức gà mỗi ngày, muốn tìm một cách ăn uống thoải mái mà vẫn giảm mỡ dễ dàng! - Case study chị Hannah giảm 8 kg trong 49 ngày

Xem chi tiết chương trình tại đây: Chi tiết chương trình giảm mỡ hạnh phúc - Lê Công Hiệp

4. 5 bẫy chuột ngọt ngào của nước ngọt có ga

Bảng thành phần dinh dưỡng

Bảng này nhà sản xuất hay ăn gian lắm nha, chỉ ghi tính trên 100g hay tìm cách chia nhỏ ra để chúng ta hiểu lầm là ít.

VD như đây là thành phần có trong 1 cái bánh nhưng có ai mua 1 gói rồi ăn 1 cái không?

Hay lon nước ngọt này, uống 1 lon cứ nhân 3 bảng thành phần này lên mới phản ánh đúng.

Nhận ra cái bẫy này chưa?

Thành phần hóa học trong nước ngọt

Có 1 lời khuyên về ăn lành mạnh là nếu anh chị nhìn thành phần có những chất mà học sinh lớp 3 không hiểu là gì thì nên hạn chế. Thành phần nào kiểu liều lượng nhỏ nhỏ này thì an toàn, cao hơn thì gây bệnh gì gì đó thì né nốt, có mầm mống là né hết. Vì sao?

Vì các tác nhân gây bệnh ngoài liều lượng ra còn phải tính đến các yếu tố tiếp xúc liên tục hay không, mà đa số, thực phẩm chế biến dễ gây nghiện lắm!

Còn nữa, tất cả mọi thành phần hóa học nếu không vì mục đích tạo cảm giác ngon ngọt thì cũng để tăng thời gian bảo quản.

Thời hạn bảo quản lâu là tưởng chừng là một lợi thế nhưng thực ra thì các chất dinh dưỡng đã bị rút sạch ra hết rồi, sau đó thêm muối và các chất bảo quản vào để nấm mốc vi khuẩn không còn thấy ngon nữa. Vậy thì còn dinh dưỡng gì để ăn?

Ở trường hợp nước ngọt thì chất điều chỉnh độ acid 338 là phosphoric acid và Hiệp có làm một video phân tích về sự tàn phá khi uống acid này rồi, xem bên dưới nha!

Tiếp theo, chất tạo ngọt tổng hợp E951 là aspartame đó. Nó lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1965, lúc đó cũng có tranh cãi ung thư nảy lửa giữ WHO và FDA về ung thư nhưng cuối cùng cũng phê duyệt và nó trở thành chất tạo ngọt nhân tạo đa năng được dùng trong hơn 6.000 sản phẩm khắp thế giới.

Rồi bây giờ WHO nói là có khả năng gây ung thư gan và cần nghiên cứu thêm. Khổ vậy đó, bất kỳ một chất nào thà là trắng ra trắng, đen ra đen chứ xám xám thì rất khó chứng minh khoa học, vì nó nhiều điều kiện phúc tạp, khó thực hiện lắm!

Cho dù thực hiện xong, rồi 100 năm sau bị nghiên cứu khác "lật mặt 180" là tiêu đời. Giống như câu chuyện mặt trời quay quanh trái đất của Galileo vậy đó, lên dàn thiêu rồi 300 trăm năm sau được tặng huy chương.

Cái bẫy 0 calo, 0 đường

Nhãn thực phẩm ghi chứa ít hoặc không calo hay carb mà anh chị dùng thấy ngọt hay ngon miệng thì khả năng cao là nó chứa chất tạo ngọt nhân tạo.

Nói về cái bẫy 0 calo, 0 đường, theo Hiệp có tận 2 cái!

Thứ nhất là chất tạo ngọt nhân tạo tuy không làm tăng đường huyết nhưng đã được chứng minh làm tăng insulin. Mà insulin là một trong những nhân tố chính dẫn đến béo phì, tiểu đường, tim mạch, mỡ máu.

Nghiên cứu chứng minh tại đây: Effects of stevia, aspartame, and sucrose on food intake, satiety, and postprandial glucose and insulin levels - ScienceDirect

Chưa nói tới vụ đường Fructose nha, đường fructose không làm tăng đường huyết nhưng đóng góp rất nhiều mỡ cho gan đó.

Thứ 2, anh chị có biết các chất tạo ngọt nhân tạo nó ngọt hơn đường gấp 200 - 600 lần không?

Mà vị ngọt lại kích thích phản ứng thỏa mãn ở não rồi 1 vòng lặp lẩn quẩn:

  1. Uống nước ngọt có vị ngọt làm cho thỏa mãn

  2. Insulin tăng mà không có đường dẫn đến tuột đường

  3. Tuột đường thì mệt, thiếu đường thì đói

  4. Ăn vô tội vạ. Béo phì không phải do nước ngọt mà do nước ngọt khiến mình đói ăn nhiều hơn.

Nghiện đường trong nước ngọt - Lê Công Hiệp

Cái bẫy thành phần tự nhiên, nguyên chất, giàu chất xơ....

Những câu như "chứa thành phần tự nhiên hay là nguyên chất" dễ làm anh chị hiểu lầm là sản phẩm này hoàn toàn thiên nhiên và nguyên chất nhưng thực ra chỉ có vài thành phần tự nhiên thôi

Nó vẫn có phụ gia hay chất bảo quản, chất tạo ngọt, muối đường,...

Anh chị có đồng ý với Hiệp nếu 1 sản phẩm ghi là "KHÔNG CHƯA CHẤT BÉO TRANS" thì nó vẫn được chứa những chất không lành mạnh khác miễn sao không có chất béo trans thôi, đúng không?

Quảng cáo và túi tiền không đáy của các nhà sản xuất

Các thương hiệu nước ngọt lớn đã đầu tư rất nhiều vào chiến lược tiếp thị để tạo ra hình ảnh hấp dẫn cho sản phẩm của mình.

Những quảng cáo sáng tạo, nâng tầm phong cách sống, hình ảnh bắt mắt rồi thêm 4 cái bẫy ở trên đã góp phần không nhỏ vào việc thay đổi nhận thức về nước ngọt có ga.

Ngân sách quảng cáo vô tận từ các nhà sản xuất nước ngọt - Lê Công Hiệp

5. Bây giờ phải làm sao?

Đừng nhìn những người 80 tuổi khoe khoang uống nước ngọt mỗi ngày mà vẫn sống khỏe vì bệnh tật cũng tùy cơ địa và có tính xác xuất.

Chứ xác xuất 100% ăn uống vào sẽ bệnh thì đâu còn câu chuyện gì để nói! Về sức khỏe, về cuộc sống thì 0.01% cũng là nhiều rồi.

Dũng cảm bỏ đi thôi, nước lọc là chân lý. Ban đầu có thể khó chịu vì cai nghiện mà, đâu phải dễ. Nhưng được cái chỉ cần 2-3 ngày đến 1 tuần thôi mà hết cảm thấy thèm nước ngọt ngay.

Còn cái bẫy nào không hãy cho Hiệp biết để bổ sung bằng cách comment bên dưới nha! Hay chỉ một câu cảm ơn thôi cũng được <3

Mong muốn trở thành một người tràn đầy energy, có một lối sống lành mạnh, bình an & hạnh phúc

Lê Công Hiệp

Mong muốn trở thành một người tràn đầy energy, có một lối sống lành mạnh, bình an & hạnh phúc

Back to Blog