Sai Lầm Về Nước Kiềm & Thực Phẩm Tạo Kiềm Trong Ung Thư - Lê Công Hiệp
Lưu ý: bài viết dài và tâm huyết, cần lưu để xem lại khi cần!
Đúng! Môi trường quanh tế bào ung thư có tính acid! NHƯNG...
Một trong những nghiên cứu nổi bật liên quan là công trình của nhà khoa học Otto Warburg, người đã nhận giải Nobel năm 1931.
Chính điều này đã dẫn đến những nghiên cứu, những ứng dụng mới về cách điều trị ung thư, bao gồm việc tìm kiếm các phương pháp làm giảm tính axit trong môi trường tế bào để ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư.
Một trong số đó là bổ sung các thực phẩm kiềm hay nước kiềm vì, dĩ nhiên rồi, kiềm trung hoà acid nhưng có một hiểu lầm rất nghiêm trọng về nước kiềm hay thực phẩm kiềm.
Hiểu lầm tai hại về thực phẩm có tính kiềm (giàu kiềm) và thực phẩm tạo kiềm
Ở đây Hiệp chỉ tập trung phân tích về kiềm thôi ha nhưng Hiệp nghĩ anh chị sẽ "tự nghiệm ra" thực phẩm có tính acid và thực phẩm tạo acid. Phía dưới có danh sách thực phẩm tạo acid luôn.
Nói theo ngôn ngữ bình dân cho anh chị dễ hiểu chứ giải thích kiểu khoa học anh chị tự search nha. Đầu tiên anh chị cứ yên tâm là mặc định cơ thể có hệ thống đệm cũng như phổi và thận... sẽ luôn giữ cho pH máu ổn định ở 7,4.
Thực phẩm có tính kiềm: để xác định, chuẩn bị mẫu thực phẩm, nếu là rắn thì nghiền nhuyễn hoặc pha loãng với nước để tạo thành dung dịch. Sau đó dùng giấy đo pH hoặc máy đo pH dựa vào nguyên lý đo nồng độ ion H+ trong dung dịch.
Thực phẩm tạo kiềm: là những loại thực phẩm chứa những nguyên tố tạo kiềm, tạo nên trạng thái kiềm trong cơ thể SAU KHI TIÊU HOÁ bằng phương pháp chuẩn độ.
Nói cách khác, thực phẩm có tính kiềm (giàu kiềm) được xác định TRƯỚC KHI TIÊU HOÁ và thực phẩm tạo kiềm được xác định SAU KHI TIÊU HOÁ.
Một VD điển hình là trái chanh. Thành phần chủ yếu của nó là acid citric nên trước khi ăn, pH của nó khoảng 2, mang tính acid mạnh. Nhưng khi vào cơ thể, citric được chuyển hóa thành bicarbonate, giúp tăng cường pH trong cơ thể, làm cho môi trường trở nên kiềm hơn.
Nước kiềm và điều còn thiếu
Một trong những ví dụ điển hình của thực phẩm giàu kiềm chính là nước kiềm, hay còn gọi là nước alkali, là loại nước có pH cao hơn 7. Nước tinh khiết có pH khoảng 7 (trung tính), máu có pH là 7,4.
Hiện nay, nước kiềm gồm có 3 loại được nhiều người sử dụng, cụ thể là nước kiềm ion (hay gọi là kiềm điện phân), nước kiềm cùng với nước Hydrogen. Tuy tên gọi khác nhau nhưng chung đặc điểm là tính kiềm được xác định bởi ion H+ (OH-)
Anh chị có thể xem thêm định nghĩa về 3 loại nước kiềm này của Phamacity tại đây: Nước kiềm là gì?
Như Hiệp định nghĩa ở trên thì có thể suy ra, nước kiềm là thực phẩm có tính kiềm được xác định TRƯỚC KHI TIÊU HOÁ.
Còn SAU KHI TIÊU HOÁ, tức là khi vượt qua được ải dạ dày thì chưa chắc. Vì nước kiềm một trong những tác dụng của nước kiềm là giúp giảm độ acid trong dạ dày.
Trừ khi dạ dày có vấn đề tăng tiết acid quá mức là chuyện khác còn acid trong dạ dày phải là acid mạnh, phải đúng pH mới kích hoạt được các enzyme tiêu hoá mới có thể tiêu hoá tốt, còn ngược lại tính ra là cản trở.
Đó cũng là nguy cơ khi bổ sung quá mức nước kiềm.
Nhưng may mắn, nếu là nước kiềm tự nhiên thì lại có thể tạo kiềm! Tại sao? Xem tiếp Hiệp giải thích ở phần tiếp theo.
Thực phẩm tạo kiềm là gì?
Định nghĩa thực phẩm tạo kiềm
Nhắc lại chút xíu, theo định nghĩa hoá học, thực phẩm mang tính acid hoặc kiềm là cách nói thể hiện lượng acid hoặc kiềm trong thực phẩm đó được xác định bằng chỉ số pH.
Tuy nhiên trong dinh dưỡng học, khi ta nói thực phẩm tạo acid hoặc tạo kiềm nghĩa là khả năng hình thành acid hoặc kiềm mà thực phẩm tạo ra SAU KHI TIÊU HOÁ.
Không dông dài nữa, ai muốn nghiên cứu kỹ hơn Hiệp cuối bài Hiệp ghi chú tài liệu cho mà nghiên cứu. Các nguyên tố cần thiết để cơ thể tạo kiềm bao gồm: K, Na, Ca, Mg, Fe chứ không phải ion H+ hay OH-
Nghe lạ đúng không? Hiệp giải thích cơ chế luôn ngay bên dưới!
Cơ chế thực phẩm tạo kiềm trung hoà acid
Tất cả những thực phẩm từ thiên nhiên đều chứa nguyên tố tạo kiềm hoặc acid, cái nào nhiều hơn sẽ quyết định tính chất cuối cùng.
Theo sinh hoá học hiện đại, các chất hữu cơ trong thực phẩm không phải là nguyên nhân gây ra lượng acid hoặc kiềm tồn dư trong cơ thể mà là các chất vô cơ. Cụ thể:
Các nguyên tố tạo acid: Sunfua (S); Photpho (P); Chlorine (Cl); Iot (I)
Các nguyên tố tạo kiềm: Natri (Na); Kali (K); Canxi (Ca); Magie (Mg), Sắt (Fe)
Các chất carbohydrate, protein và chất béo khi được chuyển hoá đều tạo ra những acid vô cơ và hữu cơ. Protein sản sinh ra như acid sunfuaric hay acid phosphoric còn carb và chất béo sản sinh ra acid acetic hoặc acid lactic.
Chính những thành phần này làm acid hoá cơ thể tuy nhiên các acid này sẽ gây hại cho thận và ruột già nếu được đào thải trực tiếp.
Cho nên cùng với hệ thống đệm, thận và hô hấp, cơ thể sẽ dùng những ion kiềm để tạo thành muối trung tính với các acid trên để thải bỏ an toàn ra khỏi cơ thể.
Đó là lý do nước kiềm sẽ tốt nếu anh chị hiểu bản chất tạo kiềm của nó. Nước có tính kiềm tự nhiên được cấu thành khi nước đi qua đá - như suối - và lấy các khoáng chất, làm tăng mức độ tạo kiềm của nó.
Trong cuộc sống, khi vô tình chúng ta ăn quá nhiều thực phẩm tạo acid thì vô tình làm cho các nguyên tố tạo kiềm sụt giảm nghiêm trọng. Càng nghiêm trọng thì hãy nhớ công trình của Otto Warburg, bản thân tế bào ung thư đã tạo acid, làm môi trường xung quanh nó acid rồi mà ăn uống toàn thực phẩm tạo acid nữa...thì chuyện gì sẽ xẩy ra????
Lợi ích khi bổ sung thực phẩm tạo kiềm
Khỏi phải nói khi bổ sung đúng và đủ thực phẩm tạo kiềm thì giúp cơ thể rất nhiều, VD như:
Cải thiện sức khoẻ toàn diện
Tăng cường hệ miễn dịch
Ngăn ngừa các bệnh mãn tính
Không bị thiếu hụt các ion kim loại vốn rất quan trọng đối với tế bào, hệ thần kinh, protein và nhiều chức năng khác của cơ thể...
Một nghịch lý là trong thực phẩm tạo kiềm lại có rất nhiều các chất chống oxy hoá tự nhiên. Một công đôi ba việc.
Giải pháp giảm acid và tăng kiềm cho cơ thể
Những nguyên nhân cơ thể tạo acid cơ thể tăng tạo acid
Stress và tâm lý
Thói quen sinh hoạt
Chế độ ăn uống
Anh chị yên tâm là nếu những yếu tố trên chỉ xuất hiện vừa đủ thì không sao. Cơ thể là một cỗ máy thần kỳ, các cơ quan đào thải và hệ đệm của máu sẽ tự lo được.
Bài viết này Hiệp sẽ tập trung vào thói quen ăn uống vì mình tối ưu được nó là tự động thay đổi thói quen sinh hoạt, giảm stress và khoẻ ra ngay lập tức.
Danh sách thực phẩm tạo acid và kiềm sau khi tiêu hoá
Danh sách này Hiệp giải thích và ghi theo thứ tự từ những thực phẩm tạo rất nhiều acid cho đến những thực phẩm tạo rất nhiều kiềm nhé!
Thực phẩm tạo acid mạnh là những thực phẩm đã tạo acid rồi mà còn cực kỳ thiếu khoáng chất, nhất là kiềm
Hoá chất, dược phẩm, đường, kẹo, đồ uống có ga, đồ uống có cồn.
Thực phẩm tạo acid yếu là những thực phẩm này chứa nhiều thành phần tạo acid nhưng vẫn có khoáng tạo kiềm trong đó
Gạo, ngũ cốc, protein, trứng, sữa, các chế phẩm động vật
Thực phẩm tạo kiềm yếu là những thực phẩm này chứa nhiều khoáng tạo kiềm nhưng vẫn có thành phần tạo acid trong đó
Mật ong, cafe, các loại trà, trái cây, rau củ
Thực phẩm tạo kiềm mạnh là những thực phẩm giàu khoáng kiềm, không có hoặc rất ít thành phần tạo acid
Muối vừng, tương đậu nành, ngó sen, củ sen, muối
Lưu ý cuối cùng:
Hầu hết việc nạp dư thừa quá nhiều protein, đặc biệt là chế phẩm protein từ động vật là thực phẩm tạo acid.
Trong trái cây có vị chua do acid hữu cơ và hầu hết các loại rau đều chứa nhiều nguyên tố tạo kiềm.
Tất cả kiến thức trên Hiệp trích dẫn trong cuốn sách AXIT & KIỀM TRONG THỰC DƯỠNG của tác giả HERMAN AIHARA.
Anh chị có thể mua sách để tham khảo thêm và ủng hộ tác giả nha!
À Hiệp còn đang làm một chương trình GIẢM MỠ HẠNH PHÚC, đặc biệt DÀNH CHO AI...
Thử đủ cách, quyết tâm tỷ lần rồi mà vẫn không được
Cứ ăn luôn miệng, không hiểu sao không bỏ được
Kiêng cử sẽ xuống nhưng mới buông thả xíu lại lên
Quá bận rộn, hay tiếp khách, không có thời gian nấu nướng, tập tành...
Muốn giảm mỡ mà tiết kiệm, hạnh phúc và ăn uống tận hưởng cuộc sống
Xem chi tiết và các case study thực tế tại đây nha: https://leconghiep.com/giam-mo-hanh-phuc